Những thực phẩm nên ăn vào ngày kinh nguyệt để giảm đau

Phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ phải đối mặt với các tình trạng như mất máu, đau bụng… khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và suy nhược. Thậm chí cơn đau bụng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và gây lo lắng, cáu kỉnh.


Thông thường, kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường diễn ra trong vòng 5-7 ngày, và trong những ngày này chế độ ăn uống rất quan trọng để bù lại lượng máu đã mất. Nhiều cô gái trẻ vẫn thoải mái ăn đồ lạnh, đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay… Chính những thực phẩm này đã gây ra cảm giác khó chịu, đau bụng dữ dội, thậm chí có dấu hiệu kinh nguyệt không đều, chậm kinh hoặc nghiêm trọng hơn thì sẽ rối loạn nội tiết.

Chuyên gia dinh dưỡng Liu Yili (Bệnh viện Cơ đốc Đài Loan, Trung Quốc) đã chia sẻ trên tờ Ettoday về chế độ ăn mà phụ nữ nên áp dụng trong những ngày này để bổ máu, tránh hồi hộp, gây ra cảm xúc cáu giận, đau bụng kinh, phù nề cơ thể…

Trong 5-7 ngày kinh nguyệt, bác sĩ khuyên nên ăn nhiều các thực phẩm sau

1. Để bổ máu trong kỳ kinh nguyệt: Ăn thực phẩm giàu sắt

Muốn bổ sung máu trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ cần bổ sung các nguồn sắt từ động vật như thịt bò, thịt lợn, gan, hàu và hến. Đối với người ăn chay có thể ăn rau muống, rau lang, rau dền đỏ, súp lơ xanh, đậu đỏ, mè đen để bổ sung sắt.

Bác sĩ cho biết nguyên tắc bổ sung sắt đó là: Nên kết hợp thực phẩm chứa sắt từ thực vật với các loại trái cây có nhiều vitamin C (như cà chua, cam, quýt) để tăng cường tỷ lệ hấp thụ sắt. Nếu là thực phẩm nguồn gốc động vật có chứa sắt, do tỷ lệ hấp thụ sắt cao nên không cần bổ sung thêm vitamin C.

Nho khô là một trong những thực phẩm giàu sắt mà chị em nên bổ sung. Đặc biệt hàm lượng sắt trong nho khô cao gấp 15 lần nho tươi. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể ăn thêm nho khô để giúp cơ thể bổ máu, bổ khí từ đó giảm bớt các triệu chứng thiếu máu.

2. Để thúc đẩy bài tiết máu kinh: Ăn củ sen

Củ sen là một nguyên liệu phổ biến trong gian bếp của các gia đình, không những vậy, củ sen còn là thực phẩm có giá trị rất lớn trong y học.

Củ sen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Phụ nữ thường xuyên ăn củ sen trong thời kỳ “đèn đỏ” còn có thể giúp cơ thể bài tiết lượng máu dư thừa trong cơ thể ra ngoài, từ đó bảo vệ tử cung. Ngoài ra củ sen còn cải thiện tình trạng chán ăn trong kỳ kinh nguyệt.

3. Giảm phù nề trong cơ thể: Tăng cường thực phẩm giàu kali

Thực phẩm giàu kali có thể giúp tiêu sưng, giảm phù nề trong kỳ kinh nguyệt. Để giảm tình trạng này, chị em có thể uống canh rau hỗn hợp không cho muối, gồm nấm, đu đủ, quả kiwi, cà chua bi.

4. Để giảm lo âu: Chuối, các loại hạt

Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ thường bị tăng serotonin, điều đó dẫn đến cảm giác lo âu. Để giảm lo âu, chị em có thể ăn chuối, các loại hạt, socola đen…

5. Giảm đau đầu: Trà gừng, cà phê

Bác sĩ khuyên chị em có thể uống thuốc dự phòng trước kỳ kinh để giảm đau đầu. Hoặc cũng có thể bổ sung dầu cá, uống một chút trà gừng và cà phê đen ấm để giảm đau đầu trong kỳ kinh nguyệt. Cần tuyệt đối tránh đồ lạnh, đồ muối chua, rượu bia và các chất phụ gia thực phẩm.

6. Giảm đau bụng kinh

Để giảm cơn đau bụng kinh, chị em cần tránh chế độ ăn nhiều chất béo. Bởi chế độ ăn có quá nhiều axit béo bão hòa sẽ kích thích cơ thể tiết ra các hormone gây viêm.

Những thực phẩm có thể giảm đau bụng kinh bao gồm: các loại đậu, hải sản, trứng, socola đen, trái cây… Và đặc biệt cần uống nhiều nước lọc.

Xem ngay:  Công ty Tư vấn Môi trường: Định hướng và Giải pháp Bền vững

Đọc thêm:


Related Posts