Cách để kiểm tra tình trạng ô nhiễm không khí bằng điện thoại

Chủ đề ô nhiễm không khí luôn được bàn luận rất nhiều và liên tục có những khuyến cáo của Bộ y tế về việc theo dõi chất lượng không khí, hạn chế ra khỏi nhà, hạn chế mở cửa sổ vào thời điểm chất lượng không khí xấu.

Để có thể theo dõi và cập nhập chất lượng không khí liên tục thì bạn nên tải những ứng dụng giúp kiểm tra độ ô nhiễm dưới đây nhé.

1. Ô nhiễm không khí là gì?

Chúng ta đã được nghe rất nhiều lần về ô nhiễm không khí trong những năm gần đây, vấn đề này ngày càng trở nên “nóng” và được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên nếu tình trạng ô nhiễm không khí không quá nặng thì chúng ta sẽ rất khó quan sát và cảm nhận bằng mắt thường.



Ô nhiễm không khí sẽ xảy ra khi không khí chứa các thành phần độc hại gây ảnh hưởng xấu đến con người, động vật, thực vật và các vật chất khác trên trái đất như các loại khí thải, bụi mịn, khói, hạt vật chất lơ lửng,…

Các thành phần này sẽ làm thay đổi thành phần tự nhiên của khí quyểngây hại cho sức khỏe của con người cũng như môi trường đất và nước. Đây không chỉ là bài toán khó giải quyết với Việt Nam mà còn khiến hầu hết các quốc gia khác phải đau đầu.

Chính vì việc mất cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường mà chất lượng cuộc sống ngày càng giảm và kéo theo nhiều bệnh liên quan đến hô hấp như viêm xoang, dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính,..



2. Những ứng dụng giúp đo chất lượng không khí

Chính vì khó có thể quan sát bằng mắt thường nên rất nhiều các ứng dụng ra đời giúp đo chất lượng không khí để người sử dụng có thể hạn chế ra ngoài hoặc có thể trang bị các biện pháp bảo vệ nếu tình trạng ô nhiễm không khí cao.

Ứng dụng AirVisual



Đây là một trong những ứng dụng được tin dùng nhất bởi vì kết quả đo lường được cập nhật nhanh chóng, chính xác theo từng khu vực. Mọi dữ liệu của AirVisual đều được lấy từ các cơ quan đo lường uy tín của gần 100 quốc gia, một số nơi còn được kết nối với vệ tinh để cho ra kết quả cụ thể nhất.

Ngoài ra, app cũng thống kê tỷ lệ sạch/bẩn của không khí trung bình trong nhà và ngoài đường, và cho những gợi ý như mức độ nào phải hạn chế các hoạt động mạnh, cần đeo khẩu trang,… rất tiện ích.

Ứng dụng Pam Air



Ứng dụng này được xây dựng bởi người Việt nên có rất nhiều trạm đo tại Việt Nam với hơn 80 điểm ở các tỉnh thành trên cả nước.

Nguồn dữ liệu của ứng dụng này sẽ dựa trên các thiết bị cảm biến chất lượng không khí được sản xuất bởi công ty D&L – Công ty phát triển ứng dụng Pam Air và nguồn thứ hai là đến từ bên thứ ba như NetNam,..

Khi sử dụng app sẽ cung cấp một số chức năng như bản đồ theo dõi ô nhiễm không khí trong thời gian thực tế, diễn biến ô nhiễm trong 24 giờ gần nhất hoặc gửi thông báo về thực trạng chất lượng không khí trước khi người dùng ra khỏi nhà và một số khuyến nghị về sức khỏe.

Ứng dụng Air Matter



Được ra mắt từ năm 2011 đến nay Air Matter đã có thể tổng hợp thông tin của hơn 180 quốc gia, và giao diện sử dụng gần giống với AirVisual.

Một điểm khác biệt của ứng dụng là nếu bạn có một số thiết bị lọc không khí đến từ các thương hiệu phổ biến như Philips thì Air Matter sẽ cho phép đồng bộ kết nối để quản lý và đưa ra các gợi ý về mức độ lọc cần áp dụng.

Ứng dụng Air Quality by Plume Labs



Điểm nổi trội của ứng dụng này so với những ứng dụng đo lường không khí khác chính là sự kết hợp giữa việc đo từ mặt đất, vệ tinh và hệ thống trí tuệ nhân tạo giúp cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác.

Ứng dụng cũng giúp đưa ra các gợi ý về thời điểm thích hợp để thực hiện các hoạt động như chạy bộ, đạp xe, đi dạo,…khi người dùng lựa chọn các biểu tượng có trên giao diện của ứng dụng.


3. Lưu ý khi sử dụng những ứng dụng đo lường không khí

Những tham số chất lượng không khí (AOI) hiển thị trên ứng dụng sẽ không giống nhau mà thay đổi theo từng thời điểm trong ngày.

Có thể vào buổi trưa, chiều ứng dụng sẽ cảnh báo đỏ hoặc vàng thể hiện không khí đang ô nhiễm mạnh còn buổi sáng sớm không khí trong lành và ở mức bình thường.


Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta, vậy nên hãy tải những ứng dụng giúp đo lường không khí để có thể theo dõi và chuẩn bị những biện pháp cần thiết khi ra đường nhé.

Xem ngay:  Bí kíp dưỡng da tay không bị khô ráp

>>> Có thể bạn quan tâm:





  1. http://thethaovacuocsong.net/7-dau-hieu-cho-thay-dien-thoai-cua-ban-dang-bi-theo-doi/



  2. http://banbebonphuong.com/7-dau-hieu-cho-thay-dien-thoai-cua-ban-dang-bi-theo-doi/



  3. http://giahangamthuc.com/7-dau-hieu-cho-thay-dien-thoai-cua-ban-dang-bi-theo-doi/

Related Posts